CAD/CAM/CNC là gì? Khái niệm và phân loại chi tiết

cad-cam-cnc-la-gi

Nếu không phải dân chuyên ngành hay tiếp xúc qua tài liệu về CAD/CAM/CNC.

Tuy nhiên nếu có cơ hội thì cũng chưa chắc bạn đã hiểu rõ về các khái niệm và ứng dụng của chúng trong công nghiệp ra sao.

Để giúp bạn có thể kiến thức chuyên môn,bếp từ đức cao cấp gia tốt hay ít ra là hiểu biết sơ qua về lĩnh vực cơ khí, chế tạo, khoa học kỹ thuật thì bài viết này chắc sẻ không làm bạn thất vọng.

Để giúp các bạn tìm hiểu về CAD CAM CNC thì ở bài viết này, CNC Khắc Đá sẽ đi sâu về từng khái niệm cụ thể, từ đó giúp các bạn có cái nhìn sâu sắc và hiểu hơn về tính ưu việt mà công nghệ này mang lại.

Khái niệm về CAD

CAD – tên tiếng Anh là (Computer-aided Design). Tức là thiết kế có sự trợ giúp của máy tính. Thiết kế ở đây được hiểu là vẽ chi tiết hoặc sản phẩm bằng máy vi tính dưới dạng 2D hoặc mô hình hóa ở dạng 3D.

Chức năng của CAD

• Vẽ, in ấn (Drafting Design)
• Mô hình hóa đối tượng (Modelling Design)
• Kết xuất dữ liệu cho CAM, CAE.

Ứng dụng của CAD

ung-dung-cua-cad
CAD được ứng dụng trong nhiều linh vực khác nhau

1. Sản phẩm hay còn gọi là đầu ra của CAD sẽ là các file bản vẽ điện tử chứa các dữ liệu về hình học để phục vụ cho việc in ấn bản vẽ hoặc phục vụ việc tạo ra dữ liệu cho quá trình gia công chế tạo

2. CAD không chỉ bao gồm vấn đề mô tả hình học.

  • Tương tự như các bản vẽ kỹ thuật vẽ bằng tay, đầu ra của CAD còn phải chuyển tải thêm các thông tin khác như vật liệu, kích thước và dung sai
  • Thiết kế trong CAD chủ yếu thiết kế kĩ thuật, chứ không phải là thiết kế đồ họa đơn giản, và sản phẩm được tạo ra từ CAD thường bao gồm các kích thước chính xác, dung sai và thậm chí là yêu cầu về vật chất tạo ra sản phẩm.

Ưu điểm mà CAD mang lại

1. Tăng năng suất thiết kế,
2. Hỗ trợ việc sửa đổi thiết kế dễ dàng
3. Nâng cao chất lượng và độ chính xác bản vẽ
4. Cải hiện việc trao đổi thông tin,bàn bóng bàn giá rẻ
a. Giữa các nhóm (kỹ sư) thiết kế, chế tạo và nhà cung cấp
b. Với các ứng dụng khác như CAM, FEM, CAE
c. Marketting, trình bày sản phẩm
5. Tạo ra cơ sở dữ liệu phục vụ cho quá trình gia công chế tạo sau này.

Ví dụ về một bản vẽ CAD

vi-du-ban-ve-cad

Khái niệm về CAM

CAM (Computer-aided Manufacturing) tức là công nghệ gia công, chế tạo, sản xuất có sự trợ giúp của máy tính.

  1. Theo nghĩa hẹp và thông dụng nhất, CAM là sử dụng máy tính để điều khiển máy công cụ và các máy móc có liên quan nhằm gia công các chi tiết.
  2. Theo nghĩa rộng, CAM là sự sử dụng hệ thống máy tính để lập kế hoạch sản xuất, quản lý, và điều khiển hoạt động của một nhà máy SX bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên các trang thiết bị máy móc trong nhà máy.
  3. Trong công nghệ gia công, sản xuất bằng máy CNC thì CAM là một quá trình tiếp nối sau CAD và đôi khi là CAE, khi mà sản phẩm tạo ra từ CAD được phân tích, tính toán, kiểm tra rồi nhập vào các phần mềm CAM, sau đó điều khiển máy công cụ CNC để gia công

Chức năng của CAM

  1. Khai báo mô hình chi tiết cần gia công (dụng cụ, phương án, thông số tạo hình…)
  2. Khai báo thông số công nghệ.
  3. Tính đường chạy dao
  4. Mô phỏng, kiểm tra.
  5. Kết xuất chương trình NC với máy điều khiển số
  6. Giảm chất thải và năng lượng để tăng cường sản xuất và hiệu quả sản xuất thông qua tăng tốc độ sản xuất, tính nhất quán nguyên liệu và độ chính xác dụng cụ chính xác hơn
  7. Sử dụng các quy trình sản xuất dựa trên máy tính để tự động hóa thêm về quản lý, theo dõi tài liệu, lập kế hoạch và vận chuyển
  8. Thực hiện các công cụ nâng cao năng suất như mô phỏng và tối ưu hóa để tận dụng các kỹ năng chuyên nghiệp.
  9. Tùy thuộc vào giải pháp và nhà sản xuất doanh nghiệp, CAM có thể thể hiện những bất cập trong các lĩnh vực sau:
  10. Quy trình sản xuất và độ phức tạp của quá trình sử dụng
  11. Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) và tích hợp doanh nghiệp hiện đại
  12. Máy tự động hóa quy trình
  13. Các giải pháp CAM hiện đại có thể mở rộng và nằm trong phạm vi từ các hệ thống rời rạc đến tích hợp nhiều CAD 3D.
  14. CAM thường được liên kết với CAD để tăng cường sản xuất và sắp xếp hợp lý hơn, thiết kế hiệu quả và tự động hóa máy móc vượt trội.

Ứng dụng của CAM

ung-dung-cua-cam-1

ung-dung-cua-cam
Ứng dụng của cam trong công nghiệp sản xuất

Khái niệm CNC

CNC là viết tắt của Computer Numeric Control, máy CNC là một loại máy điều khiển công cụ, chẳng hạn như máy tiện, máy phay, và máy cắt.

Chúng được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ như máy công cụ truyền thống và các máy móc tự động hóa. Tuy nhiên máy CNC được điều khiển hoàn toàn bằng phần mềm.

Máy CNC bao gồm các công cụ nhiều trục phay, tiện hoặc các công cụ bắn laser có độ chính xác cao công suất lớn mà không thể được vận hành chính xác khi vận hành bằng các máy công cụ bình thường.

Phân loại 

Trong ngành công nghiệp sản xuất nói chung, máy CNC có khá nhiều chủng loại và công năng khác nhau. Chính vì vậy mà việc phân loại cũng có những tiêu chí khác nhau. CNC Khắc đá sẽ chỉ ra những tiêu chí sau đây để Quý vị tiện tham khảo:

  • Phân loại theo phương pháp truyền động: Gồm truyền động điện, thủy lực, khí nén.
  • Phân loại theo phương pháp điều khiển: Gồm điều khiển điểm, điều khiển đoạn, điều khiển theo đường cắt (Gồm máy 2D, máy 3D, Điều khiển 2D1/2, hoặc điều khiển 4D, 5D).
  • Phân loại theo phương pháp thay dao: Gồm thay dao bằng tay, hoặc phương pháp tự động kiểu rơ-vôn-ve, trống mang dao hay băng tải dao.
  • Phân loại theo kiểu kích cỡ phôi sản phẩm có thể gia công.
  • Phân loại theo kích cỡ máy và trọng lượng máy.
  • Phân loại theo số lượng trục của máy.
  • Phân loại theo hệ điều hành: Có thể là của Fanuc, Siemens, Fagor, EMCO,…
  • Phân loại theo chức năng hoạt động.

Ứng dụng của CNC

Sản phẩm được lập trình gia công trên máy tính, tại các phần mềm Cam khác nhau chúng ta xuất ra 1 đoạn code, từ đó nạp mã lệnh code này vào máy cnc và tiến hành gia công sản phẩm. Hiện nay máy cnc sử dụng thông dụng nhất hệ điều hành Fanuc.

Trên đây là bài giới thiệu về CAD CAM CNC, hy vọng với những chia sẻ mà CNC Khắc Đá đã trình bày trên đây đã giúp ích các bạn có được cái nhìn tổng quan hữu ích mà những công nghệ này mang lại. Nếu các bạn có những thắc mắc, xin vui lòng để lại comment để cùng chúng tôi thảo luận. Xin cảm ơn!

Bài viết được trích từ www.cncnkhacda.com – công ty bán máy CNC!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *