Chung cư vá víu PCCC

Trước yêu cầu của ngành chức năng, nhiều chung cư đã phải bổ sung các hạng mục PCCC. Tuy nhiên, điều này lại khiến người dân dở khóc dở cười.

Lấy khăn ướt chèn cửa chống bụi

Bác D ở tầng 24, tòa CT B2, khu đô thị Xa La, quận Hà Đông phản ánh, người dân sinh sống tại 11 tòa chung cư thuộc khu đô thị Xa La đang bị “tra tấn” bởi tiếng ồn, bụi bẩn do chủ đầu tư khoan, đục tường lắp quạt và ống hút khói.

 Sự cố hỏa hoạn xảy ra tại tòa nhà CT14, khu đô thị Xa La năm 2015

Sự cố hỏa hoạn xảy ra tại tòa nhà CT14, khu đô thị Xa La năm 2015

Ông D cho biết, sau vụ tòa nhà CT4A, khu đô thị Xa La xảy ra năm 2015, camera giá rẻ cơ quan chức năng mới phát hiện tòa nhà được đưa vào sử dụng khi mới có quyết định thẩm duyệt về PCCC và chưa được nghiệm thu.

Trước sức ép của người dân cũng như cơ quan chức năng có thẩm quyền, chủ đầu tư đã cho đục tường tất cả 11 tòa chung cư thuộc khu đô thị này để lắp đặt ống và quạt hút khói.

“Chủ đầu tư có than vãn rằng, xây dựng hệ thống PCCC mới còn tiết kiệm hơn là sửa chữa, chắp vá như hiện nay. Nhưng đây là việc bắt buộc phải làm thôi, vì đầu tiên họ không làm, bây giờ họ phải làm”, ông D nói.

Cư dân bán biệt thự tại sài đồng cho biết thêm, hiện chủ đầu tư đã bỏ ra 50 tỷ để làm việc này cho cả 11 tòa nhà, và số tiền trên chủ đầu tư phải tự bỏ ra chứ không được lấy từ quỹ bảo trì do cư dân đóng.

 Thi công lắp ống hút khói tòa CT3, khu đô thị Xa La

Thi công lắp ống hút khói tòa CT3, khu đô thị Xa La

 
 

Tương tự, bác Tươi ở căn hộ 307, tòa CT1- B1 miêu tả, trên diện tích rất khiêm tốn của hành lang đi bộ họ đục tới 3 lỗ, mỗi lỗ rộng khoảng 60-80cm. Nhiều hộ gia đình đóng cửa cả tuần vì bụi và ồn.

“Tôi phải lấy khăn ướt che khắp cửa ra vào để tránh bụi bay vào nhà, còn có gia đình không dám mở cửa vì ồn và bụi. Rất khó chịu, mệt mỏi”, bác Tươi nói.

Cư dân H, ở tòa Trung tâm thương mại, thuộc khu đô thị Xa La cũng cho biết người dân đang kêu ca, phàn nàn rất nhiều về việc làm trên của chủ đầu tư.

Ngoài việc phải chịu đựng, bị tra tấn bởi tiếng ồn và bụi bẩn thì người dân thật sự không hài lòng vì kiểu làm chắp vá, thiếu tính đồng bộ, làm hình thức để qua mắt cơ quan kiểm tra.

“Họ dùng các mũi khoan khoan vít lên trần rồi lấy hai thanh kim loại dài khoảng 80cm để treo lơ lửng những ống hút khói trên trần. Chủ đầu tư cho biết sẽ làm trần thạch cao để giấu những ống kỹ thuật này đi, tuy nhiên, làm vậy cũng không ổn vì thêm trần thạch cao là trần đụng sát cửa, vừa bí, vừa thấp”.

Anh H kể lại, ai cũng kêu giờ đi về nhà mình mà như đi vào hầm gửi xe.

Nghi ngờ hiệu quả?

Một vấn đề nữa cũng được anh H quan tâm là hiệu quả và chức năng trong PCCC của hệ thống trên thế nào?

“Theo tôi biết, chức năng của hệ thống trên là hút khói và đẩy khói ra ngoài giúp người dân tránh ngạt nếu xảy ra sự cố. Tuy nhiên, hiệu quả thế nào thì chưa ai khẳng định được trong khi việc lắp đặt đang khiến nhiều người nghi ngờ. Riêng tôi thấy nó rất tạm bợ, nó mang đến cho người dân cảm giác không yên tâm, thiếu tin tưởng”.

“Tôi băn khoăn không biết hệ thống nước phục vụ PCCC được bố trí thế nào? Hệ thống quạt hút khói hoạt động ra sao? Vì ở các tầng trên cao gió thường hay thổi ngược vào, nếu lắp đặt không chuẩn thì thay vì đẩy khói ra quạt lại hút gió vào làm cho sự cố trầm trọng hơn”, anh H lo ngại.

Nhìn nhận từ góc độ chuyên môn, Đại tá Nguyễn Thế Từ – Nguyên Trưởng phòng đào tạo trường ĐH PCCC cho biết, vị trí lắp đặt các ống và quạt hút khói phụ thuộc rất lớn vào thiết kế, kiến trúc của từng tòa nhà.

Về thiết kế, khu vực lắp đặt phải đảm bảo là một khối thống nhất, có cửa đóng kín. Nếu khu vực hành lang hoặc cầu thang đi bộ mà bị trống thì việc lắp đặt hệ thống hút khói là vô nghĩa, không có tác dụng.

Về vị trí cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định. Ông cho biết, ống hút khói nếu lắp đặt ở ngay ở đầu hành lang thì sẽ hút được khói nhưng nếu lắp đặt ở phía trong thì không hút được khói mà còn hút gió ngược vào.

Kết luận vấn đề, Đại tá Nguyễn Thế Từ cho rằng, việc lắp đặt hệ thống PCCC như trên chỉ là cách làm vá víu chạy theo sau để sửa lỗi. Theo ông, trên toàn địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 10% trên tổng số 800 tòa nhà được kiểm tra có chung lỗi vi phạm về lắp đặt hệ thống PCCC.

Sở dĩ có nhiều dự án mắc sai phạm như trên, theo vị chuyên gia là do chi phí đầu tư cho lắp đặt các thiết bị, hệ thống PCCC quá tốn kém, chiếm từ 3-5% tổng mức đầu tư của dự án. Ở những dự án đặc biệt, tỉ lệ này còn lên tới 10-15%, đây là số tiền rất lớn.

Vì vậy, ở nhiều tòa nhà chủ đầu tư đã không làm theo thiết kế, hoặc có làm nhưng làm theo kiểu chống đối. Ví dụ như nhiều tòa nhà ở Mỹ Đình, có lắp hệ thống báo cháy nhưng chỉ lắp hộp trung tâm và đường dây còn đầu báo cháy dân phải bỏ tiền ra mua.

Nếu cứ với cách làm như vậy, chủ đầu tư đã tránh được cảnh phải bỏ hàng tỷ đồng tiền mua sắm, lắp đặt thiết bị, hệ thống PCCC. Hơn nữa, cũng bằng cách này hàng tỷ đồng của người dân cũng có nguy cơ bị chủ đầu tư chiếm dụng do đã bị tính vào giá bán nhà.

Vị chuyên gia nhấn mạnh, đối với những tòa nhà như vậy cách giải quyết duy nhất là phải đình chỉ, cấm không cho chủ đầu tư đưa dự án vào sử dụng khi hệ thống PCCC không đạt tiêu chuẩn, chưa được cấp phép. Mặc dù vậy, vị chuyên gia cũng thừa nhận để xử lý được tình trạng trên không dễ.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *